Brand Awareness là gì? Cách xây dựng nhận biết thương hiệu

Nội dung chính
9 Tháng Một, 2024

Brand Awareness là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị. Để thấu hiểu đầy đủ về ý nghĩa và cách xây dựng Brand Awareness hiệu quả, DNB Agency quyết định chia sẻ kiến thức trong bài viết này để bạn tham khảo.

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness là gì?
Brand Awareness là gì?

Brand awareness còn gọi là nhận thức thương hiệu, thuật ngữ này thể hiện mức độ quen thuộc và độ nhận biết của khách hàng mục tiêu với một thương hiệu cụ thể. Khác với những chỉ số khác trong lĩnh vực tiếp thị, đo lường cụ thể về nhận thức thương hiệu thường đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá phản ứng của khách hàng về chiến lược tiếp thị để đo lường sự quan tâm của họ với thương hiệu. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định mức độ nhận biết với đối thủ.

Quan trọng nhất là liệu khách hàng có thật sự biết đến thương hiệu theo cách mà bạn mong muốn? Bởi Nhận thức thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong thành công của mọi hoạt động tiếp thị khác. Vậy tại sao lại quan trọng như vậy? Tại sao doanh nghiệp nên chú ý xây dựng nhận thức thương hiệu? Tất cả sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo dưới đây.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Identity (Nhận biết và nhận diện)

Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là hai khái niệm thường được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng xét về bản chất, hai khái niệm này có sự khác biệt rõ ràng.

– Nhận biết thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể ghi nhớ và nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác, khi khách hàng nhìn thấy logo, tên thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ có thể nhận ra đó là thương hiệu bạn.

– Nhận diện thương hiệu thể hiện bản sắc riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng qua các yếu tố sau:

  • Logo
  • Tên thương hiệu
  • Slogan
  • Màu sắc
  • Font chữ
  • Giá trị cốt lõi
  • Tính cách thương hiệu
  • Văn hóa thương hiệu
  • Giọng nói thương hiệu

Nhận biết thương hiệu là bước đầu tiên để xây dựng nhận diện thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu của bạn, nhưng chưa thể hiển rõ về thương hiệu bạn. Trong khi đó, nhận diện thương hiệu giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn.

Phân loại các cấp độ nhận biết thương hiệu

Khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng có những mức độ nhận biết khác nhau. Thông thường, mức độ nhận biết thương hiệu được chia thành 4 cấp: Unaware of Brand, Brand Recall, Brand Recognition và Top of mine Awareness.

Phân loại các cấp độ nhận biết thương hiệu
Phân loại các cấp độ nhận biết thương hiệu

Unaware of Brand

Tại cấp độ này, thương hiệu đã tồn tại mà chưa hề được biết tới. Ngay cả khi nhắc đến tên thương hiệu, khách hàng không có bất kỳ ký ức nào, đây thường là trạng thái của những người lần đầu biến đến thương hiệu.

Brand Recall

Cấp độ này là mức độ khách hàng ghi nhớ về thương hiệu khi được nhắc tên hoặc kết nối với sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, chỉ giới hạn ở việc nhận ra tên chứ không hề hiểu biết về slogan, logo hay các yếu tố khác.

Brand Recognition

Ở cấp độ này, khách hàng đã có khả năng nhận biết và công nhận thương hiệu như việc đã nhận biết logo, bao bì, slogan, gương mặt đại diện và một số sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Đây là giai đoạn quan trọng khi niềm tin của khách hàng về thương hiệu bắt đầu phát triển.

Top of mind Awareness

Cấp độ này là thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến một từ khóa về sản phẩm hay ngành hàng đó. Doanh nghiệp nào đạt được cấp độ này thường có nhiều lợi thế kinh doanh bởi thương hiệu đó luôn được khách hàng biết đến là doanh nghiệp đứng đầu ngành.

Brand Dominance

Một số nghiên cứu đã chỉ ra còn có mức độ cao hơn cả Top of mind Awareness là Brand Dominance – Sự thống trị trong tâm trí khách hàng. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những thương hiệu có độ nhận biết cực kỳ cao, khi nhắc đến sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ thì toàn bộ khách hàng đều nghĩ ngay đến thương hiệu này. Hiện tại rất hiếm thương hiệu nào đạt đến mức độ nhận biết này bởi sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh không thể nào tránh khỏi.

Cách xây dựng Brand Awareness trong tâm trí khách hàng

Cách xây dựng Brand Awareness trong tâm trí khách hàng
Cách xây dựng Brand Awareness trong tâm trí khách hàng

Triển khai nhận biết thương hiệu là vô cùng cần thiết nhưng doanh nghiệp cần có giải pháp tối ưu để tránh tốn kém chi phí và thời gian. Dưới đây là các bước xây dựng Brand Awareness giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến.
  • Bước 2: Xây dựng các kênh quảng cáo truyền thông Social Media nhằm phủ sóng doanh nghiệp, giúp khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn.
  • Bước 3: Doanh nghiệp phải tự hoạch định chiến lược hiệu quả dựa trên mức ngân sách có thể chi. Nếu doanh nghiệp không có nguồn ngân sách lớn thì chỉ nên tập vào các phương án tối ưu Brand Awareness để kích thích hành vi mua hàng nhanh chóng.
  • Bước 4: Xây dựng giá trị nội dung thương hiệu phù hợp với khách hàng nhằm tạo sự khác biệt với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời xác định mục tiêu phát triển thương hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Bước 5: Kiểm tra các bước xây dựng nhận biết thương hiệu đã đủ các yêu cầu đặt ra hay chưa. Điểm lại các vấn đề còn hạn chế của chiến dịch để đưa ra phương án giải quyết triệt để.

Một số ví dụ về Brand Awareness từ các doanh nghiệp lớn

Coca-Cola

Trên thị trường Việt Nam và thế giới, Coca-Cola là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất, thậm chí được coi là “nước ngọt quốc dân”. Vậy bí quyết nào giúp Coca-Cola xây dựng thương hiệu Top of Mind như vậy?

Coca-Cola là thương hiệu nước ngọt có ga đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1886. Sự ra đời của Coca-Cola đã tạo làn sóng mới trong ngành nước giải khát, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới.

Thương hiệu nước ngọt này luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi như quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, banner ngoài trời, mạng xã hội. Hơn nữa, Coca-Cola đã hợp tác với rất nhiều người nổi tiếng gồm ca sĩ, diễn viên, vận động viên để quảng bá thương hiệu.

Honda

Tại Việt Nam, khi nhắc đến “xe gắn máy”, người ta sẽ nghĩ ngay đến Honda. Đây là thương hiệu xe gắn máy được yêu thích nhất tại Việt Nam với thị phần chiếm hơn 70%.

  • Honda hiểu rõ nhu cầu của khách hàng Việt Nam là mong muốn sở hữu chiếc xe gắn máy giá cả phải chăng, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu. Chính vì vậy, Honda đã định vị thương hiệu của mình là “chiếc xe gắn máy của mọi nhà”.
  • Honda đã chi mạnh tay cho các hoạt động quảng bá thương hiệu từ quảng cáo truyền hình, quảng cáo ngoài trời, đến quảng cáo trên mạng xã hội. Những quảng cáo của Honda luôn mang thông điệp gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc và phù hợp với văn hóa Việt Nam.
  • Honda không chỉ chú trọng đến kinh doanh, mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông. Những hoạt động này giúp Honda xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm nên được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn.

KFC

KFC là  thương hiệu “có tiếng” tại thị trường đồ ăn nhanh Việt nam. Không cần phải nói quá nhiều, chỉ cần nghe thấy “gà rán KFC”, người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn giòn tan, thơm ngon, đậm đà hương vị.

Sự thành công của KFC không chỉ đến từ hương vị thơm ngon của món ăn mà còn nhờ vào chiến lược xây dựng thương hiệu vô cùng bài bản.

  • KFC đã lựa chọn slogan vô cùng thông minh và dễ nhớ: “Vị ngon trên từng ngón tay”. Slogan này không chỉ ngắn gọn, dễ hiểu mà còn gợi lên cảm giác ngon miệng, hấp dẫn cho người nghe.
  • KFC đã tích cực thực hiện các chiến dịch quảng bá nhằm tăng độ phủ sóng của thương hiệu. Ví dụ như chiến dịch “Trưa nay ăn gì?” với bài hát quen thuộc “KFC, KFC, KFC” đã trở thành “hiện tượng” trong giới trẻ Việt Nam.
  • KFC luôn chú trọng đầu tư vào chất lượng content trên website và mạng xã hội. Các bài viết, hình ảnh, video của KFC đều được thiết kế bắt mắt, hấp dẫn.

Kết luận

Xây Dựng Brand Awareness là hành trình dài hạn, đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo. Thông qua các bước triển khai chiến lược xây dựng nhận thức thương hiệu, các doanh nghiệp mở rộng uy tín và danh tiếng của mình, từ đó thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng tiềm năng. Điều này chứng tỏ rằng sự kiên trì và sáng tạo trong quá trình xây dựng Brand Awareness có thể đem lại những kết quả tích cực và bền vững cho sự phát triển kinh doanh.

Chia sẻ bài viết:

DNB Agency

DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”

Giải pháp marketing toàn diện

Đăng ký tư vấn

    Zalo
    Hotline