Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho doanh nghiệp

Nội dung chính
19 Tháng mười hai, 2023

Khách hàng tiềm năng đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc định hình thành công của doanh nghiệp. Họ có thể trở thành những đối tác trung thành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thịnh vượng của doanh nghiệp bạn. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng về khách hàng tiềm năng là gì chưa? Hãy cùng DNB Agency khám phá thêm thông tin chi tiết trong bài viết để có cái nhìn chi tiết hơn về chủ đề này.

Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là những người có khả năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai. Họ có thể chưa phải là khách hàng hiện tại nhưng lại có nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là gì?

Vậy làm thế nào để xác định khách hàng tiềm năng?

Hiện có nhiều cách xác định khách hàng tiềm năng, phổ biến nhất là dựa trên mô hình phễu marketing. Dựa vào mô hình này, khách hàng tiềm năng được chia thành 4 nhóm:

  • Những người chưa biết đến thương hiệu/doanh nghiệp
  • Những người đang gặp vấn đề và muốn tìm giải pháp
  • Những người đang có xu hướng phân vân chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn hay đối thủ
  • Những người đã/đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đối thủ

Để xác định khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần dựa trên hai yếu tố chính:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu: Đây là những người mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi,… của nhóm khách hàng này.
  • Khả năng chi trả: Đây là yếu tố quan trọng để xác định xem khách hàng có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp cần xác định xem khách hàng có đủ khả năng tài chính để chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hay không.

Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là hai nhóm khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp. Họ đều có khả năng trở thành khách hàng thực sự và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai nhóm khách hàng này có những khác biệt cơ bản.

  • Khách hàng tiềm năng là những người có nhu cầu và mong muốn sở hữu, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa phải là khách hàng hiện tại. Họ có thể là những người mới biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đang cân nhắc lựa chọn giữa sản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm của đối thủ.
  • Khách hàng mục tiêu là những người nằm trong phân khúc thị trường sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là nhóm khách hàng có khả năng mang lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng thì mới cơ cơ hội mở rộng doanh thu. Do đó, khách hàng tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp
Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp

Gia tăng doanh thu

Khách hàng tiềm năng có khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế cao hơn so với những đối tượng khác. Khi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế, họ sẽ trực tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu

Những đánh giá, chia sẻ của khách hàng tiềm năng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tác động rất lớn đến nhận thức của khách hàng tiềm năng khác. Khi họ thấy nhiều người đánh giá tốt về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ đó.

Tiết kiệm chi phí marketing

Khách hàng tiềm năng là nguồn khách hàng được doanh nghiệp tiếp cận miễn phí. Khi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế, họ sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí marketing.

Đánh giá chất lượng sản phẩm

Tiếng nói của khách hàng là thước đo khách quan nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể lắng nghe ý kiến, phản hồi của khách hàng tiềm năng thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo hoạt động kinh doanh của đối thủ để nắm bắt xu hướng thị trường và những gì khách hàng mong muốn.

Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp để cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Đánh giá đội ngũ marketing

Xác định khách hàng tiềm năng là thước đo đánh giá chất lượng đội ngũ marketing của doanh nghiệp. Một đội ngũ marketing giỏi sẽ luôn biết cách tìm kiếm, xác định đúng nguồn khách hàng tiềm năng. Họ cũng sẽ biết cách xây dựng và triển khai các chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu về khách hàng tiềm năng quan trọng như thế nào với một doanh nghiệp. Mời bạn cùng theo dõi một số cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp dưới đây:

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hiệu quả
Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hiệu quả

Chiến lược quảng cáo

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả qua chiến lược quảng cáo là kết nối với nhóm người tương tác nhiều nhất với quảng cáo, tức là đúng đối tượng mà bạn đang tìm kiếm.

Quảng cáo trực tuyến là một trong những phương tiện hiệu quả để định vị khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thiết lập ngân sách quảng cáo hàng tháng và theo dõi hiệu suất từng chiến dịch tích cực giúp doanh nghiệp linh hoạt đối phó với biến động của thị trường quảng cáo trực tuyến.

Sử dụng Google Analytics

Google Analytics là công cụ phân tích lưu lượng truy cập trang web dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, địa lý và nhiều thông tin khác về khách hàng. Nhờ vào công cụ này, xác định nhóm người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ trở nên dễ dàng hơn.

Sử dụng tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là chiến lược quảng bá sản phẩm giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả, tăng cường nhận thức về thương hiệu và kích thích nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của nhanh chóng.

Hãy lựa chọn những đối tác nổi tiếng có ảnh hưởng phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Quảng cáo có thể triển khai theo mô hình PPC hoặc PPA giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo của bạn.

Nghiên cứu đối thủ

Nguyên tắc “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” không chỉ áp dụng trong chiến trường mà còn trong lĩnh vực kinh doanh và xác định khách hàng tiềm năng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình, bạn cần tiến hành nghiên cứu đối thủ.

Tham gia sự kiện xã hội

Tham gia vào các sự kiện xã hội là cách mở rộng phạm vi quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các triển lãm và chợ thương mại là những địa điểm lý tưởng có thể gần gũi hơn với khách hàng bằng cách giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tham gia diễn đàn và đăng tin

Để đăng tin trên các diễn đàn, sự kiên trì và tần suất đăng liên tục là chìa khóa. Bằng cách này, Google sẽ nhanh chóng chú ý đến website của bạn và thông tin bạn chia sẻ. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiển thị trực tuyến mà còn thu hút khách hàng tiềm năng đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Khai thác nhóm khách hàng hiện có

Trước khi trở thành khách hàng hiện có, nhóm này thường là những khách hàng tiềm năng. Do đó, khai thác thông tin từ nhóm khách hàng hiện có sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do họ chọn mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Phỏng vấn 1-1, khảo sát chung hoặc thảo luận nhóm đều là cách hiệu quả để có cái nhìn chân thực về nhóm khách hàng này và xác định đối tượng tiềm năng chính xác.

Tận dụng Google Alert

Google Alert là công cụ hữu ích giúp bạn nhận thông báo tức thì về mọi hoạt động liên quan đến từ khóa bạn quan tâm. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi, quan tâm và nhu cầu của khách hàng, từ đó xác định đối tượng tiềm năng phù hợp cho chiến lược kinh doanh của mình.

Cách quản lý khách hàng tiềm năng tối ưu

Quản lý khách hàng kết hợp bán hàng là quy trình quản lý khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng có nhu cầu và chưa có ý định sử dụng sản phẩm thành khách hàng trung thành với thương hiệu. Dưới đây là một số hoạt động quản lý khách hàng tiềm năng tối ưu kết quả:

  • Hiểu rõ cách quản lý khách hàng tiềm năng tối ưu
  • Cập nhật thông tin khách hàng.
  • Theo dõi chi tiết hành vi tệp khách hàng tiềm năng.
  • Duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng tối ưu.
  • Đánh giá chất lượng nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Phân tích khách hàng tiềm năng

Kết luận

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là quá trình học hỏi và cải tiến không ngừng. Hãy áp dụng các cách tìm kiếm hiệu quả trên đây để tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. DNB Agency chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết:

DNB Agency

DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”

Giải pháp marketing toàn diện

Đăng ký tư vấn

    Zalo
    Hotline