DNB Agency
DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”
Nhờ sự thăng hoa của các nền tảng mạng xã hội và sân chơi thương mại điện tử, KOL và KOC góp phần phát triển các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn. Mặc dù hai khái niệm này đã tồn tại từ lâu, nhưng gần đây mới trở thành tâm điểm của ngành tiếp thị. Vậy KOC và KOL là gì? Hãy cùng với DNB Agency điểm qua những thông tin đang HOT về làn sóng mới trong chiến dịch Marketing này nhé!
KOL (Key Opinion Leaders) là những người có tầm ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Họ sở hữu kiến thức, chuyên môn sâu sắc và có khả năng thay đổi quan điểm của đông đảo công chúng. Hiện nay, các thương hiệu thường tiêu tốn nguồn tài chính đáng kể để mời KOL quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu trong mắt khách hàng nhanh chóng.
KOC (Key Opinion Consumers) là người tiêu dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người khác. KOC chủ yếu tập trung trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ, sau đó chia sẻ quan điểm và đánh giá dựa trên những trải nghiệm cá nhân của họ. Nhờ vào trải nghiệm chân thực nên những nhận xét này giúp KOC xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng.
Sự khác biệt rõ ràng giữa KOL và KOC là số lượng người theo dõi:
KOLs với lượng người theo dõi khổng lồ, thường được các thương hiệu mời đại diện cho sản phẩm của họ. Hơn nữa, KOLs không nhất thiết phải là người dùng thực sự của sản phẩm mà họ chỉ cần xuất hiện quảng bá sản phẩm đó. Khi đã tham gia đại diện cho một thương hiệu, họ không được phép quảng cáo cùng loại sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh.
Trái lại, KOC không phải tuân thủ bất kỳ hợp đồng ràng buộc nào. Họ là những người tiêu dùng thực sự sử dụng sản phẩm và chia sẻ trải nghiệm với người theo dõi cũng như những người tiêu dùng khác. Sản phẩm có thể thuộc về bất kỳ công ty hoặc thương hiệu nào, họ có thể so sánh và đánh giá hai sản phẩm tương tự từ các công ty khác nhau.
Các thương hiệu thường thanh toán cho KOLs để họ quảng cáo sản phẩm. Đề xuất giá của một KOL thường phụ thuộc vào số lượng người theo dõi của họ.
Tuy nhiên, KOC lại không hoạt động dựa trên lợi ích tài chính. Thực tế, không giống như các thương hiệu tiếp cận KOL để thực hiện chiến dịch quảng cáo, KOC tiếp cận các thương hiệu để sử dụng sản phẩm và đánh giá dưới góc độ của một khách hàng.
Mặc dù phạm vi tiếp cận của KOC nhỏ hơn nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua sắm hàng ngày của người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt dần tăng cường nhận thức về kiểm chứng thông tin, công chúng đã quen thuộc với khái niệm KOL và cách họ tạo thu nhập từ quảng cáo cho các thương hiệu.
Ngày nay, nhiều người tiêu dùng ưa thích tính xác thực hơn trong các đánh giá từ KOC. Họ hiểu rằng KOC không được ủy quyền bởi bất kỳ thương hiệu nào nên mọi đánh giá từ KOC đều dựa trên trải nghiệm thực tế.
Nếu bạn xác định thương hiệu của mình tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, KOC Marketing là lựa chọn vượt trội so với KOL Marketing,
Cách đạt hiệu quả cao khi giới thiệu sản phẩm mới cho thị trường là hợp tác với người ảnh hưởng để thúc đẩy tài trợ liên tục. Đây là cách tạo cơ hội cho KOL chia sẻ đánh giá, xây dựng nhận thức về thương hiệu.
Có phải bạn thường thấy ca sĩ và nghệ sĩ làm đại diện thương hiệu trên quy mô diện rộng. Nếu chọn đại diện thương hiệu phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch đạt hiệu suất tối ưu nhất.
KOC đang phát triển trên các nhóm trên Facebook và Tiktok. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều KOC nổi tiếng có số lượt theo dõi khổng lồ trên các trang mạng xã hội. Từ đó, điều hướng khách hàng đến trang web và nền tảng thương mại điện tử với tỷ lệ chuyển đổi cao.
Nhiều người đã đặt câu hỏi liệu xu hướng thay thế KOL trong những năm sắp tới là do sự xuất hiện KOC đúng không?
Thị trường tiếp thị trực tuyến vẫn đủ rộng để tồn tại cả KOL và KOC. Thương hiệu vẫn cần những cá nhân đại diện, đây chính là cơ hội tiềm năng cho KOL.
Ngày nay, mọi thương hiệu đều cần những gương mặt đại diện, những người có trải nghiệm thực tế sử dụng sản phẩm và dịch vụ để quảng cáo cho họ. KOC chưa thể thay thế hoàn toàn vị trí của KOL. Tùy thuộc vào chiến lược tiếp thị của từng thương hiệu, KOL và KOC vẫn có thể tồn tại cùng nhau.
Sau khi hiểu rõ về vai trò của KOL và KOC là gì, doanh nghiệp cần nhận thức về lợi ích khi hợp tác với những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng.
Khi các doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing, mục tiêu cuối cùng của họ là tiếp cận lượng lớn khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Cách hiệu quả để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và tạo độ nhận diện cho thương hiệu chính là hợp tác với những người có sức ảnh hưởng.
Kết luận
Hiện nay, thương hiệu nào cũng cần những đại diện để tăng mức độ nhận diện và cung cấp trải nghiệm thực tế về sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, lĩnh vực này vẫn mở ra nhiều cơ hội cho cả KOL và KOC. Tùy thuộc vào chiến lược marketing cụ thể của thương hiệu, KOL và KOC vẫn có thể cùng tồn tại và hợp tác với nhau, giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn đến mọi đối tượng khách hàng.
DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”