Ý nghĩa của màu sắc trong chiến lược xây dựng thương hiệu

Nội dung chính
28 Tháng Mười, 2023

Màu sắc nhận diện thương hiệu là thành phần quan trọng để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng, góp phần vào chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.

Hãy cùng DNB Agency tìm hiểu thêm về ý nghĩa của từng màu sắc trong giai đoạn phát triển hình ảnh thương hiệu nhé!

Tầm quan trọng khi chọn màu sắc cho hình ảnh thương hiệu

Khái niệm về màu sắc nhận diện thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Lựa chọn màu sắc phù hợp không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, màu sắc có khả năng làm nổi bật ưu điểm riêng của lĩnh vực kinh doanh.

Chọn đúng màu sắc cho hình ảnh thương hiệu giúp bạn thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Những màu sắc này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, màu sắc thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Theo một nghiên cứu, có tới 9% các doanh nghiệp thậm chí không sử dụng tên thương hiệu trong logo. Chính điều này đã chứng minh màu sắc giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm và dịch vụ dễ dàng hơn so với việc nhớ tên thương hiệu hoặc hình ảnh logo không rõ ràng.

Ý nghĩa màu sắc nhận diện thương hiệu

Hãy cùng DNB Agency thảo luận về ý nghĩa màu sắc nhận diện thương hiệu phổ biến cho các doanh nghiệp:

Màu Đỏ – Sức mạnh, nhiệt huyết và năng lượng

Màu Đỏ - Sức mạnh, nhiệt huyết và năng lượng
Màu Đỏ – Sức mạnh, nhiệt huyết và năng lượng

Màu đỏ thường được coi là biểu tượng của sức mạnh, năng lượng, khả năng thu hút sự chú ý, sức mạnh và quyền lực. Theo nghiên cứu có tới 29% thương hiệu hàng đầu trên thế giới đã chọn màu đỏ làm màu đại diện cho thương hiệu của họ như KFC, Redbull, Puma, Coca Cola, H&M…

Ngoài ra, màu đỏ còn được coi là biểu tượng máu, lửa, tốc độ và sự nguy hiểm… Trong đó có một số thương hiệu đình đám như Canon, Honda, Toyota, Yamaha, Xerox, Kia,…

Màu Xanh Dương – Sự tin cậy, an toàn và trách nhiệm

Màu Xanh Dương - Sự tin cậy, an toàn và trách nhiệm
Màu Xanh Dương – Sự tin cậy, an toàn và trách nhiệm

Trong bộ nhận diện thương hiệu, màu xanh dương đại diện cho sự tin cậy và trách nhiệm. Không ít hơn 28 tên tuổi lớn trên thế giới ưa chuộng màu xanh này trong năm 2012, vượt xa con số 19 dành cho màu đỏ.

Không giống như màu đỏ tượng trưng cho đam mê và nhiệt huyết, màu xanh dương mang lại cảm giác thoải mái, bình yên và thân thiện. Nhìn thấy màu xanh, người tiêu dùng thường cảm thấy yên tâm và quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Hơn nữa, màu xanh dương còn là biểu tượng khao khát vươn lên đỉnh cao của doanh nghiệp, sự thăng tiến và phát triển. Nhiều tên tuổi lớn đã chọn màu xanh dương làm biểu tượng bao gồm Pepsico, Samsung, IBM, Panasonic, Facebook, GE, Intel…

Màu Xanh Lá Cây – Uy tín và tự nhiên

Màu Xanh Lá Cây - Uy tín và tự nhiên
Màu Xanh Lá Cây – Uy tín và tự nhiên

Màu xanh lá cây chính là màu sắc lấy cảm hứng từ sắc màu tự nhiên của lá cây và thường được sử dụng phổ biến trong thiết kế thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm, trà…

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã chọn màu xanh lá cây làm màu biểu tượng như Starbucks, Tropicana, Heineken… mang ý nghĩa tươi sạch và nguyên chất. Tuy nhiên, màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa chỉ sự thông thái, khiêm tốn và lòng tốt bụng. Nhiều thương hiệu trong lĩnh vực tài chính như VPBank, F88, Groupon… chọn màu xanh lá cây để tôn vinh giá trị của sự uy tín.

Màu Vàng – Biểu tượng hạnh phúc và tích cực

Màu Vàng - Biểu tượng hạnh phúc và tích cực
Màu Vàng – Biểu tượng hạnh phúc và tích cực

Màu vàng được coi như ánh nắng mặt trời, sự vui vẻ, tích cực và khích lệ tinh thần sáng tạo. Hơn 13% các tên tuổi hàng đầu trên toàn cầu đang chọn màu vàng làm màu chủ đạo để định hình thương hiệu của họ.

Tuy màu vàng mang ý nghĩa hạnh phúc và lạc quan nhưng nó đôi khi khó kết hợp màu sắc khác. Để sử dụng màu vàng một cách thành công, người thiết kế cần kỷ luật trong việc kết hợp màu và cải thiện bố cục để tạo sự sang trọng và phù hợp. Hiện nay, màu vàng được áp dụng rộng rãi trong việc thiết kế thương hiệu cho các ngành như ẩm thực, năng lượng, và dụng cụ gia đình.

Tuy nhiên, các ngành như thời trang, công nghệ và tài chính thường ít sử dụng màu sắc này trong bộ nhận diện thương hiệu của họ.

Màu Cam – Tươi mới và sáng tạo

Màu Cam - Tươi mới và sáng tạo
Màu Cam – Tươi mới và sáng tạo

Màu cam kết hợp giữa màu đỏ nhiệt huyết và màu vàng tích cực. Hai yếu tố này góp phần tạo nên màu sắc thương hiệu tươi mới, năng động và sáng tạo. Màu sắc này phù hợp nhất với các dịch vụ dành cho người trẻ, sản phẩm công nghệ và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Tuy màu sắc đóng vai trò quan trọng thu hút sự chú ý của người xem trang web nhưng nội dung là yếu tố quyết định giữ chân khách hàng. Sự sáng tạo trong từng câu từ kết hợp với hình ảnh truyền tải thông điệp giá trị là cách để tăng lượng truy cập trang web.

Màu Tím – Biểu tượng trung thành

Màu Tím - Biểu tượng trung thành
Màu Tím – Biểu tượng trung thành

Màu tím là biểu tượng của sự thiêng liêng, bí ẩn và cuốn hút. Ngoài ra, sự tương phản giữa các màu tím cũng tạo ra ý nghĩa khác nhau. Màu tím đậm thường liên quan đến sang trọng và danh gia vọng tộc. Trong khi đó, màu tím nhạt thể hiện sự can đảm và tôn vinh sự hoài cổ.

Tuy nhiên, màu tím có khả năng kích thích thấp hơn so với một số màu khác nhưng vẫn được áp dụng trong thiết kế của nhiều doanh nghiệp.

Một số ngành phổ biến sử dụng màu tím trong xây dựng thương hiệu bao gồm tài chính, công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, màu tím không phải lựa chọn thường thấy trong các ngành như năng lượng và công nghiệp.

Màu nâu – Đơn giản, tinh khiết và hữu cơ

Màu nâu - Đơn giản, tinh khiết và hữu cơ
Màu nâu – Đơn giản, tinh khiết và hữu cơ

Nhiều thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ và làm đẹp chọn màu nâu để đại diện cho hình ảnh của họ. Tuy nhiên, người dùng cần cẩn trọng khi sử dụng màu nâu để tránh tạo cảm giác kém sạch sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Có một số ngành chọn màu nâu làm màu sắc nhận diện thương hiệu bao gồm ô tô, nông nghiệp và thời trang. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực ít phổ biến như công nghệ, tài chính và hàng không, màu nâu thường không được ưa chuộng.

Màu đen – Biểu tượng xa hoa và đẳng cấp

Màu đen – Biểu tượng xa hoa và đẳng cấp
Màu đen – Biểu tượng xa hoa và đẳng cấp

Màu đen trong thiết kế thương hiệu thường thể hiện sự cao quý, xa hoa và quyền lực. Thực tế có đến 28% các tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới sử dụng màu đen hoặc xám làm màu sắc nhận diện thương hiệu.

Khi sử dụng màu đen trong thiết kế thương hiệu, các doanh nghiệp thường kết hợp với các màu tương phản như vàng hoặc trắng để tạo sự nổi bật và truyền tải thông điệp.

Màu đen thường được áp dụng rộng rãi trong các ngành như thời trang, may mặc, ô tô và hàng xa xỉ. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực không phổ biến như năng lượng, thực phẩm, hàng không, tài chính và chăm sóc sức khỏe, màu đen thường không được ưa chuộng.

Khám phá màu sắc nhận diện của Top 100 Thương Hiệu Thế Giới

Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đã tiến hành phân tích màu sắc thương hiệu của hàng trăm tên tuổi nổi tiếng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy màu xanh dương đứng đầu danh sách với 33% trong số các tên tuổi hàng đầu. Màu đỏ xếp sau với 29%, màu đen và xám nằm ở vị trí thứ ba với 28%, trong khi màu vàng và đồng chỉ chiếm 13% trên tỷ lệ khảo sát.

Một điều thú vị là 95% trong số 100 thương hiệu hàng đầu thường phối hợp một hoặc hai màu sắc trong thiết kế của họ. Sự kết hợp này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu mà không hề gây rối mắt. Chữ viết trong logo chỉ chiếm 41%, trong khi phần còn lại là yếu tố màu sắc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 9% các doanh nghiệp hàng đầu không sử dụng tên thương hiệu trong logo của họ. Chính yếu tố này chứng minh màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng, giúp họ dễ dàng ghi nhớ sản phẩm và dịch vụ hơn là ghi nhớ hình ảnh logo mơ hồ.

Kết luận

Vì ý nghĩa màu sắc nhận diện thương hiệu có thể thay đổi tùy theo vùng lãnh thổ và văn hóa, đặc biệt là giữa châu Á và châu Âu. Do đó, khi bạn chọn màu sắc cho hình ảnh thương hiệu, hãy xem xét các yếu tố địa lý và văn hóa. Bài viết trên đây DNB Agency đã trình bày những thông tin về ý nghĩa của từng màu sắc thương hiệu, đừng quên tham khảo các bài viết hữu ích khác về lĩnh vực marketing để cập nhật kiến thức mới hữu ích nhé!

Chia sẻ bài viết:

DNB Agency

DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”

Giải pháp marketing toàn diện

Đăng ký tư vấn

    Zalo
    Hotline