Social Media Marketing là gì? Chiến lược phát triển Social Media Marketing

Nội dung chính
24 Tháng Mười, 2023

Social Media Marketing đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên khắp thế giới. Đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và thương hiệu tiếp cận tới đối tượng khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ và xây dựng thương hiệu hiệu quả. Mời bạn cùng DNB Agency theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về Social Media Marketing là gì? Chiến lược phát triển marketing trên các nền tảng MXH phổ biến.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing là gì?

Social media marketing là hình thức tiếp thị quảng cáo sử dụng các nền tảng MXH để xây dựng thương hiệu, truyền tải thông điệp đến khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng social media để chia sẻ nội dung, hình ảnh bắt mắt, quảng cáp tiếp cận người dùng thông qua các kênh truyền thông như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và YouTube…

Mục tiêu phát triển social media marketing để doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng trên các nền tảng này, từ đó thu về khách hàng tiềm năng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng trung thành.

Social Marketing được triển khai bằng đa dạng phương thức nhằm thu về kết quả như lượt tương tác, lượng người dùng theo dõi. Mục đích gia tăng nhận biết thương hiệu để tiếp cận tới khách hàng, thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm thông qua các kênh mạnh xã hội.

Phân loại Social Media Marketing

DNB Agency xin giới thiệu tới quý bạn đọc các loại phương tiện Social Media Marketing phổ biến hiện nay:

Content Marketing

Content Marketing là quá trình sáng tạo và chia sẻ các loại nội dung như bài viết, blog, video, hình ảnh, podcast… nhằm mục tiêu thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Quảng cáo

Quảng cáo là phương thức truyền tải thông điệp sử dụng âm thanh, hình ảnh được tài trợ từ cộng đồng hoặc tổ chức phi cá nhân để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội.

Thường quảng cáo trên mạng xã hội được xem như hình thức quảng cáo trả tiền, các dạng quảng cáo phổ biến bao gồm quảng cáo trên TV, trên các phương tiện báo chí, trên trang web và trên mạng xã hội…

Influencer Marketing

Những Influencer thường có một lượng lớn người theo dõi và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Hợp tác với Influencer trong các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, thúc đẩy hành vi mua sắm, xây dựng uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng.

Dưới đây là một số ví dụ về hình thức Influencer Marketing:

  • Chia sẻ mã giảm giá cho khách hàng nhận ưu đãi hấp dẫn.
  • Đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội để cung cấp thông tin chất lượng cho người tiêu dùng.
  • Chia sẻ các bài quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới.
  • Kết hợp với influencer trong các chiến dịch quảng cáo.
  • Sử dụng Influencer để tạo nội dung thương hiệu thông qua các video quảng cáo trên TikTok, blog…

Truyền thông Marketing trả phí

Tiếp thị trả phí thông qua Marketing là các hoạt động tiếp thị không tự nhiên trên các nền tảng tính phí. Để quảng cáo sản phẩm đến đa dạng đối tượng hơn, người dùng cần phải mua không gian quảng cáo trực tuyến để thúc đẩy lượng truy cập và tăng doanh số bán hàng.

Dưới đây là một số loại truyền thông trả phí:

  • Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội.
  • Quảng cáo tìm kiếm.
  • Quảng cáo banner.
  • Quảng cáo tự nhiên.

Lợi ích của Social Media Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp

Lợi ích của Social Media Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp
Lợi ích của Social Media Marketing trong chiến lược của doanh nghiệp

Social Media Marketing (SMM) thúc đẩy truyền thông xã hội trong 3 khía cạnh quan trọng: kết nối, tương tác và thu thập dữ liệu khách hàng.

  • Kết nối: Mạng xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp tạo mối liên kết với khách hàng mà còn cung cấp nhiều cơ hội tương tác với đối tượng tiềm năng từ các nền tảng chia sẻ nội dung (như YouTube) và trang mạng xã hội (như Facebook), đến các dịch vụ microblogging (như Twitter).
  • Tương tác: Hoạt động tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, bất kể đó là tương tác trực tiếp hay đơn giản là “thích” bài viết, tận dụng quảng cáo miễn phí thông qua truyền miệng điện tử giữa khách hàng hiện tại và tiềm năng.
  • Dữ liệu khách hàng: Một chiến lược Social Media Marketing (SMM) thiết kế tốt mang lại kho tài nguyên quý báu để thúc đẩy hiệu suất tiếp thị. Thay vì bị áp đảo bởi dữ liệu lớn 3V (khối lượng, đa dạng và tốc độ), các công cụ SMM không chỉ có khả năng trích xuất thông tin khách hàng mà còn có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra chiến lược phát triển mới.

5 Bước triển khai chiến dịch Social Media Marketing

Dưới đây là 5 bước thiết lập một kế hoạch Social Media Marketing hiệu quả:

Xây dựng chiến lược

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của kế hoạch, chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp với đối tượng người dùng và quyết định loại nội dung muốn chia sẻ tới cộng đồng trực tuyến.

  • Xác định mục tiêu: Mọi kế hoạch cần phải có mục tiêu cụ thể, từ đó xác định ra các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
  • Lựa chọn mạng xã hội thích hợp: Mỗi doanh nghiệp có một đối tượng và mục tiêu khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp thời trang unisex dành cho giới trẻ có thể tập trung vào các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok hoặc Facebook.
  • Xác định loại nội dung: Doanh nghiệp cần nghiên cứu để xác định loại nội dung nào đang được quan tâm bởi đối tượng người dùng bao gồm video ngắn, bài đăng tương tác, nội dung giá trị…

Lên kế hoạch đăng bài

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên mạng xã hội, duy trì nội dung thường xuyên là bước quan trọng. Để đảm bảo nội dung đạt lượng tương tác tốt trên cộng đồng trực tuyến, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch đăng bài cụ thể và lựa chọn thời gian đăng bài phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Lắng nghe và tương tác

Khi triển khai các hoạt động Social Media Marketing, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thu thập tương tác từ cộng đồng về các bài đăng, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Vì vậy, theo dõi và tương tác với những phản hồi này giúp doanh nghiệp phản hồi kịp thời, ngăn chặn các phản hồi tiêu cực hoặc học hỏi thêm từ cộng đồng người dùng.

Phân tích kết quả

Doanh nghiệp xác định các chỉ số hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội để đánh giá tiến triển theo kế hoạch, đánh giá khả năng đạt được mục tiêu và phát hiện các vấn đề có thể phát sinh. Từ những dữ liệu này, nhà quản lý có thể đưa ra điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu suất kịp thời.

Chiến dịch quảng cáo

Khi triển khai Social Media Marketing, doanh nghiệp nên xem xét tích hợp chiến dịch quảng cáo vào chiến lược của mình. Quảng cáo trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng mục tiêu, từ đó giúp doanh nghiệp nhắm đến những khách hàng tiềm năng.

Bạn đã biết rằng có đến 2,34 tỷ người trên khắp thế giới đang tham gia mạng xã hội? Mạng xã hội ngày nay không chỉ đơn thuần là nơi kết nối các mối quan hệ cá nhân, mà còn là một thị trường tiềm năng với hàng tỷ khách hàng. Trong vòng 5 năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, và Pinterest đã trở thành những công cụ truyền thông vô cùng hiệu quả cho bất kỳ thương hiệu nào. Dưới đây là 5 cách giúp bạn nâng cao chất lượng kênh Mạng Xã Hội của mình để tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng đồ sộ.

5 Chiến lược phát triển các kênh social media

Mạng xã hội ngày nay không chỉ đơn thuần là nơi kết nối các mối quan hệ cá nhân mà còn là  thị trường tiềm năng với hàng tỷ khách hàng. Trong vòng 5 năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội  đã trở thành những công cụ truyền thông hiệu quả cho bất kỳ thương hiệu nào.

Dưới đây là 5 cách nâng cao chất lượng kênh Mạng Xã Hội để tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng đồ sộ:

5 Chiến lược phát triển các kênh social media
5 Chiến lược phát triển các kênh social media

Tối ưu màu sắc đồng bộ

Hãy chọn một số màu chủ đạo cho kênh mạng xã hội của bạn, thường là các màu liên quan đến logo và thương hiệu của doanh nghiệp. Tuân thủ các thiết kế đồng nhất để tạo ra giao diện ấn tượng với người xem và phát triển phong cách riêng cho trang fanpage của bạn.

Xây dựng niềm tin với cộng đồng

Thông tin về sở thích và hành vi của khách hàng là tài sản quý giá giúp bạn định hướng chiến lược và xây dựng kế hoạch nội dung cho các kênh mạng xã hội. Mọi thông điệp và đánh giá từ các nguồn khác đều ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn.

Mở rộng đa nền tảng

Thường xuyên hoạt động các trang mạng xã hội để giữ chân khách hàng, không nên đóng băng hoạt động khiến khách hàng chuyển sang kênh đối thủ.

Không tập trung vào một MXH duy nhất mà nên phát triển song song với các nền tảng khác để tránh trường hợp một kênh bị phạt hay rớt top thịnh hành.

Liên kết Website với mạng xã hội

Lên kết từ trang web đến fanpage là cách đưa sản phẩm và dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng, tạo ra tương tác trực tiếp hiệu quả. Liên kết giữa các kênh mạng xã hội cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch tiếp thị.

Chạy theo trend nhưng không đánh mất phong cách thương hiệu

Sáng tạo nội dung theo xu hướng là cách hiệu quả để kích thích tương tác và tăng lượt thích/follow/subscribe. Hãy tạo ra nội dung theo những xu hướng hot nhất, sử dụng hashtag để kênh phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã gặt hái thành công thông qua nội dung viral phù hợp với thời điểm.

Đừng quên theo dõi fanpage và kênh của đối thủ cùng lĩnh vực để bắt kịp xu hướng. Tuy nhiên, hãy sáng tạo nội dung sao cho phù hợp, không làm mất phong cách thương hiệu mà bạn đã xây dựng cho kênh của mình.

Kết luận

DNB Agency vừa chia sẻ tất tần tật kiến thức về Social Media Marketing là gì? Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin giá trị giúp bạn tự tin triển khai kế hoạch tiếp thị trên mạng xã hội hiệu quả.

Chia sẻ bài viết:

DNB Agency

DNB Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing. Chúng tôi phân tích, sáng tạo nội dung, thiết kế, phát triển hình ảnh thương hiệu từ “Zero đến Hero”

Giải pháp marketing toàn diện

Đăng ký tư vấn

    Zalo
    Hotline